Dầu cọ, dầu cọ tinh luyện là một loại dầu thực vật quan trọng và đa năng được sử dụng làm nguyên liệu cho cả ngành công nghiệp thực phẩm và phi thực phẩm.
Sự thật về dầu cọ
- Cây cọ dầu có thể cao tới 20 mét với tuổi thọ trung bình là 25 năm.
- Cây bắt đầu kết chùm quả tươi (FFBs) sau ba năm.
- Cây cọ dầu còn được gọi là Elaeis Guineensis.
- Trong một quả cọ thì có tới một nửa là dầu.
- Phần nhân, hay còn gọi là hạt cọ là nơi chiết xuất dầu hạt cọ.
- Dầu cọ có thể thu hoạch quanh năm, suốt tháng.
- Mỗi cây cọ có thể cho 10 tấn chùm quả tươi trên một ha diện tích trồng.
- Trung bình mỗi ha khai thác được 3,9 tấn dầu cọ thô và 0,5 tấn dầu hạt cọ.
- Chất xơ còn sót lại từ quá trình nghiền nhân cọ được gọi là khô dầu cọ. Khô này được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, nhưng cũng có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như giấy hoặc phân bón.
- Dầu cọ cần ít đất hơn 10 lần so với các cây cho dầu khác (chẳng hạn như dầu nành, dầu hướng dương…)
- Hoàn toàn không biến đổi gen (non-GMO)
Lịch sử dầu cọ
Lịch sử của dầu cọ trải qua hàng nghìn năm, với ghi chép lâu đời nhất về việc sử dụng nó có niên đại từ 3.000 năm trước Công nguyên. Vào cuối những năm 1800, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dầu cọ trong một ngôi mộ nằm ở Abydos, Ai Cập. Người ta tin rằng các thương nhân Ả Rập đã mang dầu cọ đến Ai Cập.
3.000 năm trước công nguyên
Khoảng vài kg dầu cọ được tìm thấy trong một bình chứa trong một ngôi mộ ở Abydos.
Giữa thế kỷ 15
Các du khách châu Âu ghi chép về việc dầu cọ được sử dụng như là một nguồn thực phẩm hàng ngày khi du lịch tới Tây Phi.
Thế kỷ 16 & 17
Dầu cọ trở thành một mặt hàng quan trọng trong mạng lưới thương mại đang phát triển cung cấp cho các đoàn lữ hành và tàu buôn nô lệ Đại Tây Dương.
Thế kỷ 18
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã tạo ra nhu cầu dùng dầu cọ để làm nến và làm chất bôi trơn cho máy móc. Lượng dầu cọ tiêu thụ được nhập khiêm tốn từ Tây Phi.
Đầu thế kỷ 19
Các đồn điền cọ do người châu Âu điều hành đã được thiết lập ở Trung Phi và Đông Nam Á.
1902
Người Đức đầu tư tại Cameroon đã phát hiện ra giống cọ Tenera . Giống cọ năng suất cao này được sử dụng ngày nay trong các đồn điền quy mô lớn.
1910
Dầu cọ được du nhập vào Malaysia bởi một người Scotland tên là William Sime và một người Anh tên là Henry Darby.
1940-1960
Những cải tiến công nghệ trong việc vận chuyển và tinh chế dầu ăn đã thúc đẩy việc sử dụng dầu cọ không hydro hóa trong thực phẩm ở các nước phương Tây.
Chùm quả cọ tươi
Phần nhân, tức là hạt của quả cọ được bóc tách và cho vào máy nghiền. Dầu được chiết xuất từ hạt. Phần bã còn sót lại sau quá trình này được ép lại với nhau, tạo thành khô cọ.
Các quy trình này chiết xuất ra ba sản phẩm chính của cọ: dầu cọ thô, dầu hạt cọ thô và khô cọ.